Tại Sài Gòn, những dòng Vẹt được ưa chuộng gồm có Vẹt Nam Mỹ, Yến Phụng, Vẹt Mã Lai, Lovebird…và không thể thiếu Vẹt Ngực Hồng. Ngực Hồng là loài Vẹt có màu sắc rực rỡ và giá khá rẻ. Dù khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách mua và nuôi Vẹt Ngực Hồng như thế nào. Do đó Petmeshop sẽ chia sẻ những kinh nghiệm bí mật về loài Vẹt này.
1. Ngoại Hình Vẹt Ngực Hồng
Như tên gọi, vẹt ngực hồng có phần lông màu hồng khá lớn trước ngực. Lông cánh và thân có màu xanh lá, mỏ cam hoặc đen. Phần dưới đầu và ngang mắt có mảng đen, đôi lúc lông vẹt ngực hồng có trộn lẫn các màu ca, xanh dương và vàng.
Vẹt Ngực Hồng
2. Cách nhận biết vẹt ngực hồng trống mái
Vẹt ngực hồng non khó nhận biết con trống hay mái, do nó có 3 giai đoạn biến đổi màu mỏ:
- Giai đoạn 1: khi còn nhỏ sơ sinh thì cả vẹt trống hay mái đều có mỏ màu đỏ. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 tháng
- Giai đoạn 2: màu mỏ của vẹt ngực hồng non cả trống lẫn mái sẽ chuyển từ đỏ sang đen (kéo dài từ 3 đến 5 tháng). Giai đoạn này kéo dài 10 tháng mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn 3: Nếu là vẹt ngực hồng trống thì mỏ sẽ chuyển lại thành đỏ, còn vẹt ngực hồng mái thì mỏ sẽ giữ màu đen.
Vẹt là loài chim biết nói nên trống hay mái không quan trọng, thậm chí có vẹt mái còn nói tốt hơn vẹt trống, nhưng vẹt trống thì được cái ngoại hình đẹp hơn hẳn vẹt mái (có tới 7 màu sắc).
3. Vẹt ngực hồng non giá bao nhiêu?
Khi mua thì nên lựa vẹt tầm khoảng 10 đến 15 ngày tuổi (hỏi người bán, do đó nên lựa chổ uy tín mà mua), trống mái tùy vào sở thích. Giá Vẹt Ngực Hồng Non giao động từ 250-350k tùy nơi bán, hãy chọn vẹt ngực hồng non khỏe mạnh không bệnh tật, không ốm yếu.
Vẹt Ngực Hồng
4. Kinh nghiệm nuôi vẹt ngực hồng
Do nhiệt độ ở Sài Gòn khá nóng, do đó khi Nuôi vẹt non chỉ cần sử dụng thùng cách tông hay vật gì có thể che gió lạnh. Dùng giấy hay báo cắt nhỏ cho vào thùng để giữ ấm và thay giấy mỗi hai ngày.
Vẹt ngực hồng non ăn gì?
*Lưu ý: Đây là hướng dẫn cho vẹt baby full lông 30%. Nếu vẹt nhỏ hơn thì cho ăn ít lại.
Mỗi ngày nên chia thành từ 2 – 4 cữ ăn. Bữa chính thì vào tầm 6h sáng và 18h, bửa phụ lúc 10h và 22h để tránh vẹt đói.
Petmeshop liệt kê danh sách một số sản phẩm thức ăn cho vẹt non theo giá thành từ rẻ đến mắc và chất lượng từ thấp đến cao để các bạn lựa chọn cho phù hợp.
Cp Classic: 15.000đ/ 400g
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, chỉ cần 2 bịch đủ nuôi lớn một bé vẹt ngực hồng non
- Nhược điểm: thời gian ngâm mềm khá lâu. Dù đủ dinh dưỡng cho vẹt lớn nhưng lại thiếu dinh dưỡng cần thiết cho lông vẹt phát triển. Nên sẽ có vài trường hợp lông vẹt xơ xác, vì vậy vẹt khó bay do lông ở cánh không phát triển đủ. Do hơi đặc nên dễ gây vón cục ở diều của vẹt, khiến vẹt dễ ói, bỏ ăn và chết. ( Nếu ngâm nước ấm đủ làm mềm thì sẽ hạn chế được tình trạng này).
Mynopet: 50.000đ/ 500g
- Ưu điểm: Hàng Việt Nam nên giá cũng tạm ổn. Đây là sản phẩm được làm để nuôi vẹt, do đó thành phần dinh dưỡng sẽ tốt hơn cp Classic (thức ăn dành cho chó). Chỉ cần mua 1 bịch đủ nuôi vẹt lớn.
- Nhược điểm: Do thiếu sản phẩm tự làm tại VN nên thiết bị không chuyên do vậy bột chỉ nhuyễn chứ chưa được mịn. Tuy nhiên sản phẩm vẫn có đủ các chất dinh dưỡng cho vẹt.
RiDIELAC gạo và trái cây: 50.000/hộp 200g
- Ưu điểm: giá thành trung bình, đa phần vẹt thích ăn, dễ pha
- Khuyết điểm: Vẹt ăn mau đói, để nuôi vẹt non đến lớn cần phải mua từ 2 tới 3 hộp
Nutribird a21: 280.000đ/ 500g
Bột Katee: 400.000đ/ 510g
- Ưu điểm: Hàng nhập khẩu chất lượng cao không cần bàn tới
- Khuyết điểm duy nhất: giá thành quá cao. Nên không phù hợp để nuôi vẹt ngực hồng.
Cách dùng chung: Ngâm thức ăn trong nước ấm từ 10 tới 15p cho thức ăn mềm hẳn (tùy sản phẩm bạn dùng thì thời gian sẽ khác nhau). Sau đó dùng ống tiêm loại 6cc (có thể mua được tại bất kỳ tiệm thuốc nào), bơm từ 2 tới 3 ống cho 1 cữ là được, cho dù vẹt có đòi ăn thì cũng đừng cho chúng ăn nữa, vì ăn quá no cũng không tốt, rất dễ làm vẹt nôn hay sình bụng. Bạn có thể pha thức ăn trước cho cả một ngày rồi sau đó chia làm nhiều cữ nếu không có thời gian, nhưng Petmeshop khuyến khích pha theo từng cữ.
***Lưu ý:
- Tuyệt đối phải chế biến thức ăn bằng nước ấm, vì nước nguội không thể làm chín một số thành phần trong thức ăn. Như vậy sẽ dẫn đến vẹt dễ bị ói và bỏ ăn.
- Không để thức ăn thừa qua đêm trong tủ lạnh rồi bửa sau cho vẹt ăn tiếp. Nếu không có thời gian thì chỉ nên chế biến thức ăn đủ ăn hết trong 1 ngày thôi.
Khi vẹt đủ lớn bạn có thể tập cho vẹt ăn thêm các loại ngũ cốc khác như bắp nếp sữa (là loại bắp còn non bóp ra có sữa)
Vẹt Ngực Hồng
Vẹt 2 tháng trở lên thì sáng cho ăn thêm nửa trái bắp, trưa ăn ớt cộng sà lách, dưa chuột, cà rốt. Chiều thì thêm lúa, đậu phộng và chỉ cần bỏ 4 – 5 hột. Chế độ ăn như vậy sẽ giúp vẹt lông mượt hơn.
Vẹt Ngực Hồng Non
Vẹt 3 tháng có thể tập nói và hơi hung dữ, đừng khỏ mỏ vì vẹt lúc này vô cùng dữ tợn chống trả. Nên để xa các vẹt khác để tránh cắn nhau. Tầm 4 tháng vẹt sẽ hiền lại tùy theo người nuôi và dạy vẹt.
5. Cách dạy vẹt ngực hồng nói
Dạy vẹt nói gồm 3 bước đơn giản
Bước 1: Dạy vẹt bằng những cử chỉ đơn giản. Khi đã nuôi vẹt từ nhỏ và đã làm thân được với vẹt, bạn có thể dạy vẹt những hành động đơn giản theo mục đích của mình. Cách đơn giản nhất thì bạn chỉ cần vuốt ve bàn chân và ngón chân của vẹt để nó không phản ứng lại. Dần dần Vẹt sẽ quen và đưa chân cho bạn vuốt ve thì coi như bạn đã thành công rồi.
Tiếp đó, bạn nâng cấp độ lên bằng cách nâng nhẹ nhàng đôi cánh của vẹt. Chú ý đừng để Vẹt sợ khi đụng đến cánh, vì Vẹt rất nhạy cảm với việc đụng vào cánh. Cứ như vậy cho Vẹt quen dần và cuối cùng bạn có thể vuốt ve vẹt. Nên nhớ chỉ khi vẹt thích thì nó mới cho vuốt ve. Nếu không thì Vẹt sẽ cắn lại hoặc có những phản ứng mạnh. Lúc này, bạn cần chấm dứt ngay hành động vuốt ve và cho Vẹt chơi tự do, để lúc khác tập lại, tránh để vẹt ức chế và nhàm chán.
Dạy vẹt nói
Bước 2: Dạy cho vẹt cách nhận biết âm thanh đơn giản. Thân thiện với Vẹt từ lúc còn non thường xuyên, sẽ giúp cho phép bạn trở nên quen thuộc với tính cách và sở thích của Vẹt, giúp cho bạn tiếp cận dễ dàng hơn và cũng dễ dàng điều khiển vẹt theo ý bằng những cử chỉ đơn giản, như ra hiệu bằng tay, hay gọi nó lại gần. Để gọi vẹt, đầu tiên bạn cần đặt tên đơn giản, với một âm tiết để vẹt dễ nhận biết.
Điều cần tránh khi dạy Vẹt nhận biết âm thanh là tránh dạy cùng lúc nhiều con vẹt, để chúng không bị nhầm lẫn gọi con này thì con kia lại đến. Để tập gọi vẹt dễ thì cần có thức ăn hay đồ chơi mà chúng ưa thích để dụ nó.
Bước 3: Sau khi dạy nhận biết được âm thanh đơn giản, thì bước tiếp theo dạy vẹt nói những từ đơn giản, thường là có nguyên âm a, o thì vẹt dễ học nhất như từ “Ba”, “Hello”. Công việc dạy nói này cũng phải lặp lại thường xuyên, vào một thời gian nhất định, buổi sáng sớm từ 6 – 7 giờ, và buổi chiều từ 5 – 6 giờ.
6. Tắm cho vẹt
Chú Vẹt nào cũng có rận và ký sinh trùng, do đó tắm bằng nước muối đặc kết hợp với xà phòng (hoặc dầu gội đầu Clear) để khoảng vài phút thì tắm lại bằng nước sạch thì sẽ trị được những kí sinh trùng. Ngoài ra, mục đích chính tắm nước là khi tắm nước Vẹt sẽ đứng yên một chỗ và đỡ hung hăng, gần như không cắn nữa. Đây là lúc bạn có thể làm thân với Vẹt vô cùng dễ dàng.
Lúc vệ sinh lồng vòi nước chĩa vào khay nước, nếu thấy Vẹt xòe cánh là nó muốn tắm. Lưu ý là xịt xung quanh cho tắm đừng xịt thẳng vào Vẹt vì vòi lực nước mạnh.